Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 44 kết quả

"Không ai sống giống ai trong cuộc đời này" - Câu chuyện của một tù nhân

Ngày phát hành 11:45 | 22/9/2022

Lượt nghe: 1248

Là giải thưởng văn học danh giá với tuổi đời 120 năm, giải Goncourt của Pháp được trao thường niên cho tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm. Ở nước ta, đã có nhiều tác phẩm Công-cua được xuất bản như “Dưới bóng những cô gái đương hoa” (Marcel Proust), “Rễ trời” (Romain Gary), “Người tình” (Marguerite Duras)… Gần đây, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả Việt một tác phẩm đạt giải Công-cua năm 2019 – tiểu thuyết “Không ai sống giống ai trong cuộc đời này” của nhà văn Jean-Paul Dubois do dịch giả Nguyễn Thị Tươi chuyển ngữ. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của “niềm tuyệt vọng rất đỗi dịu dàng” đó qua một vài cảm nhận của phóng viên chương trình.

"Một tâm hồn hiu quạnh": Câu chuyện cuộc đời của người viết văn

Ngày phát hành 16:39 | 7/1/2021

Lượt nghe: 932

Truyện ngắn “Một tâm hồn hiu quạnh” kể về cuộc đời của ông Nhàn – một người đàn ông khắc khổ, nhiều nỗi niềm thời cuộc đi viết văn. Cõ lẽ bao nhiêu chồng chất tâm sự, uất nghẹn, đau đớn, than phiền… về số phận, về những mảnh đời, cả những vấn đề đau xót, nhức nhối, mặt trái của xã hội đều được ông đưa vào trang sách. Viết văn với ông Nhàn là một nhu cầu được giải tỏa, được chia sẻ và đồng điệu. Ông không mong chờ vào sự tán dương và nổi tiếng nhưng những điều ông viết ra lại được công chúng đón nhận. Tuy có những ý kiến trái chiều của các nhà phê bình cùng thời đã khiến ông đôi lần lao đao. Nhìn sâu vào tác phẩm chúng ta thấy rằng, chính cuộc đời của ông mới thực sự là một bi kịch, đứa con trai duy nhất của ông ăn chơi lêu lổng, tham gia vào nhóm ăn cướp và bị giết khi còn quá trẻ. Hai vợ chồng già sống dựa vào nhau. Có nỗi buồn đau nào hơn thế. Ông Nhàn đã sống những năm tháng tuổi già trong hiu quạnh, cô đơn. Ông viết văn về cuộc đời, về những số phận cay đắng và đen tối. Cuộc đời của ông, số phận ông là một trang đời bất hạnh mà không một trang văn nào tả được. Câu chuyện về ông Nhàn đã khiến chúng ta suy ngẫm rất nhiều về những mảnh đời, họ ở quanh chúng ta thôi, đầy những nỗi niềm buồn đau, day dứt về đời sống vốn đã quá nhiều trắc ẩn. Chuyện như một tiếng thở dài về kiếp người, như một câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng về phận người nhiều đau đớn và bất hạnh…

"Mưa ngâu": Dư vị cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020

Lượt nghe: 1311

Nguyễn Thu Hằng biết cái tạng của mình và đã chủ ý ngay từ đầu một lối viết chắt chiu, lắng đọng. Những câu văn đẹp của chị chấp chới dọc dài câu chuyện đắng đót những nỗi đau thân phận, cuộc đời. Cũng như khi từng đi sâu vào mạch nguồn của nghề làm gốm, nghề đan lát, nghề may, Nguyễn Thu Hằng đã gạn lọc từ đời thực, đủ tinh tế để chạm tới nỗi niềm của một cô giáo, một người vẽ tranh phải làm nghề dán mã để mưu sinh. Chính trong hoạt cảnh dầm mưa, lòng dạ rối bời vì con, ta vẫn thấy bừng lên trong nhân vật nữ khao khát được sống với đam mê, với những bản năng rất con người...

"Người công giáo cộng sản" kể về cuộc đời của một vị tướng

Ngày phát hành 14:55 | 14/1/2022

Lượt nghe: 1174

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên. Cuộc đời trải dài trên những vùng địa lý rộng lớn trong Nam, ngoài Bắc và cả nước ngoài. Xuất thân từ Công giáo, nhưng cuộc đời đã đưa ông "sắm" rất nhiều vai khác nhau: thầy giảng, phu đồn điền, thủ lĩnh phong trào, tù nhân, thầy thuốc, người thiết lập mạng lưới cách mạng, người quyết định khởi nghĩa, nhà tổ chức đào tạo quân sự, vị tướng trận, vị thanh tra, nhà ngoại giao... Đây là một đặc trưng của một thế hệ cách mạng tiền bối: sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào được giao và phải hoàn thành bằng mọi giá! Tìm lại những mẩu chuyện đã xảy ra về một nhân vật, người viết muốn tôn vinh những thế hệ tiền bối cách mạng đã xả thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện của quá khứ, thiết nghĩ vẫn còn nguyên giá trị cho các thế hệ sau này. Đó chính là phẩm chất của các thế hệ cách mạng trung kiên, rộng hơn đó cũng là biểu tượng của người Việt Nam khi dân tộc phải trực diện với những thử thách sống còn.

"Nhân tài về quê”: Nỗi niềm cuộc đời công chức

Ngày phát hành 16:10 | 30/6/2021

Lượt nghe: 1040

Các bạn thân mến, nhân vật chính của câu chuyện là chàng thanh niên nhà nghèo, học giỏi phải đối mặt với bao điều khó ngờ tới khi bắt đầu đi làm. Cần vốn là người hiền lành, chăm học, là niềm tự hào của gia đình, làng xóm. Tuy nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn cố gắn cho Cần ăn học thành người. Với tấm bằng đỏ xuất sắc ngành phát triển đô thị ở nước ngoài, Cần háo hức mong tới ngày mình đi làm để áp dụng những gì đã học vào cuộc sống. Nghe lời sắp xếp của bố, Cần về quê với suy nghĩ vừa gần gia đình vừa có cơ hội phát triển quê nhà. Nhưng anh không được phân công đúng ngành nghề chuyên môn của mình. Cần phải đối mặt với những điều phức tạp của đời sống công chức nhiều góc khuất. Những mối quan hệ nhất thân nhì quen, tệ nạn chạy việc, quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ đồng nghiêp vô cùng phức tạp khiến chàng trai hiền lành, thật thà bối rối. Đó là những điều khác hẳn những kiến thức mà Cân được học trên giảng đường. Có những người nhanh chóng thích nghi với guồng máy làm việc như vậy. Cần thì ngỡ ngàng và có phần lạc lõng nên dần dần lạc nhịp so với mọi người. Anh được điều chuyển vài vị trí khác nhau, vài công việc khác nhưng đều không phù hợp. Rồi cuộc sống cứ cuốn anh đi khiến Cần quên dần những kế hoạch, hoài bão thời mới tốt nhiệp đại học. Đùng một cái, Cần bị tố cáo nhận hối lộ trong lúc làm việc. Một cú vấp có thể khiến cuộc đời công chức của anh chấm dứt. Rồi cuộc điện thoại bất ngờ đầy ẩn ý của chị Hiền. Trước biến cố đầu đời, Cần đã dừng bước không trượt dài vào cám dỗ tình tiền. Mất 3 năm học nhiều bài học đường đời, Cần quyết định tiếp tục làm lại từ đầu với đề án ấp ủ ngày ra trường. Truyện ngắn viết rất chân thực, sinh động phản ánh được những góc khuất, những mặt tối của môi trường làm việc phức tạp. Nhiều tài năng không được trọng dụng hoặc bị sắp xếp nhầm chỗ, sai chuyên môn. Những tệ nạn này vẫn tồn tại ở nhiều vùng, nhiều ngành nghề khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, của đất nước...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Nước lớn triền đê": Buồn vui cuộc đời người phụ nữ

Ngày phát hành 10:53 | 10/8/2023

Lượt nghe: 899

Câu chuyện chúng ta vừa nghe được mở ra bằng bi kịch của Nhiên, nhân vật nữ chính trong truyện ngắn. Sau một buổi tối, Nhiên bỗng trở thành góa bụa, phải ngậm ngùi nuôi con một mình khi Khoa, chồng Nhiên bất ngờ bị tai nạn, ngã đập đầu xuống đường do kẻ nào đó đã tông vào mà công an chưa tìm ra manh mối. Phần lớn nội dung truyện ngắn là những diễn biến tâm lý của Nhiên. Nhiên mang nặng trong lòng mối uẩn khúc, u uất về cái chết của chồng nên cứ cuối tháng lại đạp xe lên tỉnh để hỏi công an xem đã có thông tin gì mới về vụ điều tra hay chưa. Thời gian thấm thoắt trôi đi, cuộc sống hàng ngày của mẹ con Nhiên có sự giúp đỡ đùm bọc thân tình của những người hàng xóm, trong đó có anh Hai con thím Bảy. Anh Hai đem lòng yêu Nhiên và muốn cưới cô, nhưng Nhiên đã quyết định rằng khi nào chưa tìm ra hung thủ thì cô chưa thể đành lòng đi bước nữa. Truyện còn có nhiều chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế khác qua mối quan hệ giữa Nhiên, Hai và Thùy, đều là những người hàng xóm cận kề. Thùy đem lòng yêu Hai nhưng Hai lại thầm yêu Nhiên. Cho đến một ngày tưởng như hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với Hai và Nhiên thì một bi kịch khác lại đến. Đó chính là lúc Hai ra công an đầu thú việc mình đã gây nên cái chết cho Khoa, chồng Nhiên cách đây nhiều năm. Hai quyết định chịu nhận án để mong cho Nhiên an lòng xây dựng hạnh phúc mới. Truyện mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng day dứt và cả bẽ bàng trong lòng Nhiên bởi Nhiên cũng đã dành tình cảm cho Hai. Suy cho cùng, người phụ nữ vẫn là người dễ chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Nhiên đạp xe từ đồn công an về trong một trạng thái dở khóc dở cười, nghĩ cuộc đời đã đùa với mình theo một cách thật trớ trêu. Bi kịch của Nhiên có lẽ sẽ còn làm day dứt mỗi người nghe, người đọc rất nhiều khi câu chuyện khép lại. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Ông Hai Khá": Bức tranh cuộc đời nhiều màu sắc

Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2020

Lượt nghe: 760

Truyện ngắn không có nhiều biến động lớn mà chỉ là câu chuyện bình dị về chặng cuối cuộc đời của một ông già. Câu chuyện lôi cuốn người đọc, người nghe bởi những chi tiết hàng ngày, những tình cảm vui buồn, hạnh phúc, khổ đau của đời người. Truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng khiến chúng ta phải suy ngẫm về tình yêu thủy chung, sự bao dung và tình cảm gia đình...(Đọc truyện đêm khuya phát 17/2/2020)

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 24): Cuộc đời mới

Ngày phát hành 9:10 | 16/4/2024

Lượt nghe: 234

Trong khi Sơn chuẩn bị khăn gói lên đường đi học thì gia đình Diễm được đón vào đất liền. Sau 3 tháng sống trên đảo hoang, nhiều người đã phải bỏ mạng. Quân giải phóng đã đưa họ trở về đất liền. Ông Duy-bố Diễm phải đi cải tạo. Mẹ con cô trở về Thủ Biên nhưng căn nhà của họ đã thành nhà công vụ. Mẹ con Diễm tìm đến nhà ông Doanh và được biết Thành chở các cố vấn Mỹ đi trong đêm trước khi quân Giải phóng chiếm được Xuân Lộc. Bà Thu còn một ít tiền đón xe ra Phan Thiết để gặp chồng nhưng khi đến nơi, bà nhận được câu trả lời của cán bộ là ông Duy đã được đưa ra Bắc để cải tạo. Gia đình ông Danh cũng bị tịch thu hết tài sản. Họ phải về quê sinh sống. Mẹ con Diễm cũng không có nhà cửa nữa, đành phải về quê. Cô mở một quán cà phê nhỏ để buôn bán sống qua ngày và chờ đợi ngày cha cô trở về. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vinh dự được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua.

"Vẽ gì cũng là tự họa" - 60 năm cuộc đời đi vẽ của họa sĩ Trịnh Lữ

Ngày phát hành 15:2 | 14/1/2022

Lượt nghe: 1215

Không phải lần đầu tiên dịch giả, họa sĩ Trịnh Lữ ra mắt một tuyển tập tranh. Tuy nhiên, “Vẽ gì cũng là tự họa” vẫn để lại một dấu ấn đặc biệt khi tập hợp các bức tranh mà họa sĩ Trịnh Lữ vẽ từ năm 1963 đến nay. Đây cũng là tác phẩm mở màn cho Tủ sách Mỹ thuật Việt Nam của Công ty Omega Plus, đồng thời cũng là chủ đề triển lãm cá nhân của ông diễn ra gần đây. Cuốn sách này có gì thú vị? Mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới “Vẽ gì cũng là tự họa” của họa sĩ Trịnh Lữ qua bài viết của phóng viên chương trình.

“Bờ lau xao xác”: Ngã rẽ cuộc đời

“Bờ lau xao xác”: Ngã rẽ cuộc đời

Ngày phát hành 8:48 | 17/10/2023

Lượt nghe: 364

Các bạn thân mến, cuộc đời nhân vật ông Tư Quắm có thể nói là khổ cực, bất hạnh. Ông có hai đứa con trai thì cậu lớn tên Thành bị sát hại dã man trong một vụ cướp, cậu út tên Danh bị ngã tổn thương cột sống mà tật bệnh cả đời. Phải chịu số phận bất hạnh như vậy nhưng nhân vật ông Quắm vẫn giữ được bản tính lương thiện của mình mà không căm hận cuộc đời. Vô tình biết được gã trai tên Vui trọ cạnh phòng có ý định tham gia một vụ cướp, ông Quắm nhờ Vui đưa con trai út đi cấp cứu để ngăn cản hành động dai dột của cậu ta. Vui sinh ra vốn nghèo khó, học hành dở dang nên khi ra đời mưu sinh không dễ dàng gì. Sau mấy lần bị vấp ngã, Vui thấy cuộc đời mình bế tắc, không biết làm thế nào để kiếm tiền. Nếu không có hành động ngăn cản của ông Quắm thì có lẽ Vui đã tham dự một vụ cướp và cuộc đời chàng trai trẻ không biết sẽ đi theo ngã rẽ nào. Truyện ngắn viết về cái thiện, cái ác của con người tự nhiên, không lên gân như cuộc sống vốn là như vậy. Ông Tư Quắm chịu bao nỗi bất công của cuộc đời nhưng vẫn giữa trong mình sự thiện lành. Có lẽ là người cha chịu nỗi đau mất con trai, ông Quắm thấu hiểu nỗi đau của người mẹ tên cướp khi hắn trả giá bằng tính mạng vì tội lỗi của mình. Chứng kiến nỗi đau cuộc đời do cái ác gây ra nên ông càng sợ Vui cũng đi vào con đường sai lầm. Trong cuộc sống khi con người chịu nhiều bất công, cay đắng thì nhiều người thu mình lại mặc kệ cái ác nếu nó không liên quan tới mình. Nhưng ông Quắm không làm như vậy, ông cũng không bí mật báo công an kế hoạch cướp giật của Vui mà tự mình kín đáo ngăn cản hành vi sai trái của anh. Trong cuộc sống xô bồ, vất vả mưu sinh, nhiều nỗi niềm đắng cay chua sót, chúng ta cảm động trước tấm lòng tốt bụng của nhân vật ông Tư Quắm. Truyện ngắn nhẹ nhàng, xúc động giáo dục con người ta hướng thiện, giữ gìn tấm lòng cao đẹp của mình. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Lặng lẽ cuộc đời thầy”: Vun trồng bao thế hệ ngày mai

“Lặng lẽ cuộc đời thầy”: Vun trồng bao thế hệ ngày mai

Ngày phát hành 18:14 | 28/11/2021

Lượt nghe: 796

Tác phẩm được tác giả Bùi Thanh Hà lấy cảm hứng từ chính cuộc đời làm nghề dậy học của mình hơn 30 năm qua. Bài thơ có thêm một đời sống tinh thần mới khi nhạc sĩ Trọng Tĩnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên ngợi ca người giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ 20/11/2021)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 14:57 | 20/3/2024

Lượt nghe: 632

Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)

“Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

“Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư

Ngày phát hành 16:54 | 14/9/2021

Lượt nghe: 991

Truyện gắn “người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh. Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân. Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân., Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực. Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Người vắng mặt”: Buồn vui cuộc đời người cựu chiến binh

“Người vắng mặt”: Buồn vui cuộc đời người cựu chiến binh

Ngày phát hành 9:38 | 26/5/2023

Lượt nghe: 716

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì có hàng vạn người lính đã hi sinh cho nền độc lập của đất nước. Sau khi đất nước hòa bình thì vẫn còn nhiều người lính mất tích, thất lạc thông tin. Người cựu chiến binh Lê Chí Hữu trong câu chuyện cũng một trong rất nhiều trường hợp thất lạc giấy tờ trong chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt, đồng đội người còn người mất, đơn vị chuyển đổi liên tục … rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Lê Chí Hữu không chứng minh được mình đã từng là một người lính chiến đấu, cống hiến cho đất nước. Không có giấy tờ tùy thân, người cựu chiến binh sống gần như bên lề xã hội. Anh không được hưởng những chính sách đền ơn đáp nghĩa, bị mọi người coi thường. Phần đầu câu chuyện tác giả sử dụng danh xưng “gã” khi nói tới nhân vật chính thể hiện sự vô danh, không tên tuổi, không địa vị của anh trong xã hội. Tuy cuộc sống của Lê Chí Hữu cũng không quá đói khổ nhưng điều làm anh day dứt nhất đó chính là tư cách của một người lính, là sự tôn trọng của mọi người. May mắn nhờ có người đồng đội cũ là Bùi Văn Vệ thì thân phận người lính của Lê Chí Hữu mới được sáng tỏ. Tâm nguyên của người cựu chiến binh đã được thực hiện. Khi chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm, khi tuổi không còn trẻ thì sự ghi nhận của xã hội, của cộng đồng với tư cách một người lính Cách mạng là niềm tự hào nhất với Lê Chí Hữu. Truyện ngắn khai thác đề tài người cựu chiến binh sau khi đất nước hòa bình. Có không ít gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh vì lý do khác nhau mà không được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Truyện ngắn được tác giả viết có nội dung, mạch truyện rõ ràng, ý tưởng nhân văn khi đề cao tình đồng đội đồng chí cũng như hình tượng cao đẹp của người lính, nhấn mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa với những người hy sinh, cống hiến cho đất nước. Tuy vậy, câu chuyện thiếu những điểm nhấn, tình tiết đáng nhớ. Phần đầu truyện giọng văn gai góc, có phần tự châm biếm, đến phần cuối truyện niềm xúc động của nhân vật chưa được đẩy lên mãnh liệt. Nếu tác giả khai thác thêm một vài chi tiết kỉ niệm gian khổ, chia sẻ ngọt bùi, chia sẻ sự sống cái chết của Lê Chí Hữu và Bùi Văn Vệ trên chiến trường năm xưa hoặc thêm vài tình tiết về khó khăn, thiệt thòi của gia đình, con cái người cựu chiến binh trong cuộc sống thì truyện ngắn sẽ để lại nhiều điều đáng nhớ hơn với người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

Ngày phát hành 15:10 | 5/1/2024

Lượt nghe: 1550

Chủ nhân của Giải thưởng Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua đã gọi tên tác giả Đức Anh với tiểu thuyết “Nhân sinh kép”. Đức Anh sinh năm 1993, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Anh là tác giả của các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” và gần nhất là “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”. Ngoài sáng tác, anh còn gây chú ý với nhiều tiểu luận về văn chương và nghề văn. Từ tiểu thuyết đầu tay cho đến nay, Đức Anh đã ngày một khẳng định được vị trí của mình trong giới văn chương. Từng bộc bạch rằng “một nền văn học không chỉ trông đợi vào những thiên tài trời cho” mà còn cần những người “chịu khó thai nghén và bung sức đúng lúc”, để trở thành “đích nhắm hoặc công thức thành công cho nhiều người tiềm năng khác”, vậy “công thức thành công” của Đức Anh là gì? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả Đức Anh và phóng viên chương trình.

“Sự đời”: Sự được mất trong cuộc đời

“Sự đời”: Sự được mất trong cuộc đời

Ngày phát hành 14:24 | 24/7/2023

Lượt nghe: 745

Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của ông Hưởng được trần thuật lại với những thành công và cả thất bại. Khi còn trẻ ông Hưởng học hành cũng bình thường nhưng nhờ tài ăn nói lên sau mấy chục năm công tác, ông Hưởng cũng lên được chức giám đốc. Nhưng để có quyền, có chức vụ, có danh lợi thì ông Hưởng cũng phải đánh đổi bằng sức khỏe của mình. Khi biết mình mang bệnh năng nhưng bỏ ngoài tai lời khuyên của nhân vật tôi nên nghỉ hưu sớm chữa trị bệnh tật, ông Hưởng vẫn cố tại vị để lo cho con trai. Đáng buồn thay cậu con trai tên Lộc lại khiến ông Hưởng vô cùng thất vọng. Những ngày cuối đời ông Hưởng bị bệnh tật hành hạ lại chịu sự ghẻ lạnh của bà vợ hai. Âu cũng là cái nghiệp của ông Hưởng khi ngày xưa đã bỏ bà Nhu, người vợ gắn bó từ thủa đại học. Người vợ thứ hai của ông Hưởng là bà Hiền đến với ông từ việc hám danh, hưởng lợi nên khi ông nghỉ hưu, bệnh tật bà mới lộ bản chất thật. Hành vi ứng xử thay đổi chóng mặt của bà Hiền trước và sau khi ông Hưởng không còn làm giám đốc khiến nhân vật tôi ngỡ ngàng. Truyện ngắn là góc nhìn của nhân vật tôi về cái sự được mất trong cuộc đời ông Hưởng nên ít có cảm xúc nội tâm, không có nhiều tình tiết mâu thuẫn hoặc đáng nhớ, gây xúc động. Những đau đớn cả thể xác và tình cảm của ông Hưởng những ngày cuối đời khiến người đọc người nghe cảm thương nhưng kẻ đáng thương cũng có phần đáng trách. Ông Hưởng phải trả giá cho việc đánh đổi sức khỏe lấy danh lợi, trả giá cho việc phản bội người vợ hiền lành, tần tảo của mình. Phần kết câu chuyện có phần thiếu sức thuyết phục khi nhận vật tôi sốc trước sự đời gia đình ông Hưởng. Phản ứng đó được người viết sắp đặt có phần thái quá khi nhân vật tôi cũng chỉ là người ngoài cuộc mà thôi. Phần cuối truyện giá như có sự xuất hiện của bà Nhu cùng hai cô con gái quan tâm chăm sóc ông Hưởng những ngày bệnh tật thì làm nổi bật hơn bản chất tệ bạc của bà Hiền. Từ đó chúng ta càng trân trọng những điều tốt đẹp của cuộc sống. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Vía của rừng”: Giá trị đích thực của cuộc đời

“Vía của rừng”: Giá trị đích thực của cuộc đời

Ngày phát hành 11:20 | 16/6/2023

Lượt nghe: 1103

Cô gái người dân tộc Thái lên là Pai sinh ra từ núi rừng, lớn lên trong sương khói của bản làng nên khi trưởng thành đã ra thành phố sống nhưng cô vẫn không quên được quê nhà của mình. Mối quan hệ tình cảm với Việt, sự xô bồ nơi thành thị khiến ngoại hình Pai có thay đổi nhưng cô vẫn lưu luyến những nếp sống xưa cũ. Dù đã sống cuộc sống hiện đại nơi thành phố nhưng Pai vẫn nhớ mùi thơm của căn nhà gỗ Phơ mu mà bố gây dựng, nhớ mùi cá nướng, mùi khoai nướng thủa nhỏ, nhớ kỉ niệm cùng gia đình, bạn bè. Quan trọng hơn, Pai không bỏ đi cái vía đeo ở cổ tay mình, sợi dây gắn kết cô với cội nguồn. Tình cảm của vô và Việt chấm dứt, Pai thoáng buồn nhưng không thất vọng vì cô biết vị trí của mình trong mắt Việt như thế nào. Pai chia tay mối tình thoáng qua để trở về với mái nhà ấm êm, với không gian sống hòa quyện hồn cốt của mình. Pai là nhân vật chính cũng là người kể câu chuyện về cuộc đời mình. Truyện ngắn không có biến cố to lớn ngoài cái chết của người cha, không có mẫu thuẫn mà chỉ là cảm xúc, là tâm tình buồn vui của người phụ nữ. Qua câu chuyện của Pai, người đọc người nghe cảm nhận được giá trị của lối sống vùng miền khác nhau. Những điều bình dị như ngôi nhà, món ăn dân giã, trò chơi thôn quê, phong tục tập quán tạo nên sự gắn kết con người với quê hương. Nhiều chi tiết trong truyện như kỉ niệm với cha, những món ăn, thói quen học từ cha mẹ của cô gái Pai được đưa vào tự nhiên mà đầy tình cảm ấm áp. Truyện ngắn đưa người đọc, người nghe tới không gian văn hóa của người dân tộc Thái phía Bắc nước ta. Sinh ra và lớn lên từ núi rừng, cái vía của rừng gắn bó với tâm hồn của Pai cũng như mỗi người dân tộc Thái. Rời xa những xô bồ, cám dỗ trốn thị thành, Pai trở về sống trong bầu không khí yên bình nơi làng quê. Truyện ngắn khiến chúng ta có nhiều suy ngẫm về giá trị đích thực của cuộc đời cũng như hiểu hơn về cuộc sống đậm đà bản sắc dân tộc nơi vùng cao. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Biên đạo múa Tuyết Minh: Múa là giấc mơ lớn nhất cuộc đời

Biên đạo múa Tuyết Minh: Múa là giấc mơ lớn nhất cuộc đời

Ngày phát hành 8:28 | 11/5/2022

Lượt nghe: 599

Với sự say mê, tâm huyết với nghệ thuật múa, biên đạo múa Tuyết Minh luôn thể hiện tình yêu và khát vọng đưa nghệ thuật múa Việt Nam đến gần hơn với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 08/05/2022)

Câu chuyện truyền thanh "Chí Phèo thời hiện đại": Cái nhìn châm biếm về góc khuất cuộc đời

Câu chuyện truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2016

Lượt nghe: 3782

Chí Phèo và Thị Nở luôn mang nỗi đau vì không chịu nổi điều tiếng của người đời mà trót bỏ con nơi lò gạch. Chí Phèo đi tìm con ở khắp nơi. Thị Nở nhờ sự gợi ý từ những ẩm thực gia truyền nên nhắc chồng tìm con ở Công ty đòi nợ thuê. Vậy là Chí Phèo nguyên gốc gặp được Chí Phèo thời hiện đại…

Có mẹ trong cuộc đời này

Có mẹ trong cuộc đời này

Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2017

Lượt nghe: 910

Người mẹ, hai tiếng thiêng liêng và bình yên mà đi đâu, về đâu các con đều ghi nhớ. Phần đầu chương trình văn nghệ thiếu nhi hôm nay xin gửi tới các em bài thơ “Nói với mẹ” của tác giả Nắng Mai. Tiếp đó là cuộc trò chuyện của biên tập viên Hoàng Hiệp với nhà văn Phong Điệp về cuốn sách "Có mẹ trong cuộc đời này". Phần cuối chương trình, chúng ta cùng nghe trích đọc chương có nhan đề "Thư gửi mẹ" trong cuốn sách này. (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2017)

Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời

Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời

Ngày phát hành 19:52 | 24/12/2022

Lượt nghe: 533

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như: “Áo mùa đông”, “Du kích sông Thao”, “Chiến thắng Điện Biên”, “Việt Nam quê hương tôi”, “Vui mở đường”, “Trông cây lại nhớ đến Người”… Chương trình nghệ thuật “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tôn vinh những thành tựu sáng tạo âm nhạc xuất sắc của cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. (Làn sóng nghệ thuật)

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Ngày phát hành 21:19 | 12/9/2021

Lượt nghe: 1052

Là nghệ nhân ca trù, đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên, NSND Kim Đức luôn trăn trở vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật đặc biệt này trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 10/9/2021)

Góc khuất cuộc đời trong truyện ngắn Những tia nắng chiều

Góc khuất cuộc đời trong truyện ngắn Những tia nắng chiều

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2016

Lượt nghe: 1381

Ngòi bút tác giả giải quyết các tình huống xung đột, bất ngờ, kịch tính của truyện một cách khá bình tĩnh, dứt khoát, không dấn sâu vào các diễn biến dằn vặt tình cảm ủy mị. Một kiểu kể chuyện đậm phong cách "nhà binh", rất tiện cho độc giả theo dõi câu chuyện về uẩn khúc một đoạn đời của người cảnh sát hình sự đầy quả cảm. (Đọc truyện đêm khuya 02/04).

Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình

Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình

Ngày phát hành 11:4 | 11/10/2023

Lượt nghe: 1480

Trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua, Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hải Phòng và thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban VHNT (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ lão thành Hữu Thỉnh, người đã có nhiều đóng góp, cống hiến ở sự nghiệp văn học cũng như đóng góp cho sự phát triển của Hội Nhà Văn VN. Chương trình hôm nay có nhan đề: Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.

Kịch tình huống "Góc khuất cuộc đời": Khi "ông trời" thử lòng người tốt

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019

Lượt nghe: 6515

Kịch tình huống "Tình công sở": Những mảnh ghép cuộc đời

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016

Lượt nghe: 4107

Một người chồng vốn hiền lành, nhẫn nhịn quan tâm chăm sóc con, mải mê việc bếp núc, chợ búa bỗng chốc thay đổi... Một chàng trai lém lỉnh, đào hoa, đầy kinh nghiệm "tình trường" bỗng nhiên "say nắng" chân thành cô gái trẻ mới quen... Người phụ nữ hãnh tiến, thành đạt bỗng chốc cảm thấy "cay cú" khi những điều xảy ra không như điều mình muốn.... "Tình công sở" sẽ mang đến câu trả lời.

Nguyễn Công Trứ: Cuộc đời như tiểu thuyết

Nguyễn Công Trứ: Cuộc đời như tiểu thuyết

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2020

Lượt nghe: 1555

Nguyễn Công Trứ làm quan dưới bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, lập nhiều chiến công như khai hoang, mộ dân, đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình. Địa vị hiển hách nhưng cũng có những lúc, Nguyễn Công Trứ bị giáng chức, đỉnh điểm là bị lột mũ áo, giáng làm lính thú ở nơi biên thùy. Chương trình hôm nay, mời các bạn cùng dõi theo những bước đường đời của kẻ sĩ: “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông/ Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng/ Lúc bình Tây, cờ đại tướng/ Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Nhà thơ Trần Kim Anh: Viết để tri ân cuộc đời

Nhà thơ Trần Kim Anh: Viết để tri ân cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016

Lượt nghe: 1943

Yêu thơ, gắn bó với thơ từ những năm tháng dạy học tại quê mẹ Hà Tĩnh, đến tận bây giờ, khi đã đi qua chặng đường tươi trẻ nhất, nhà thơ Trần Kim Anh vẫn luôn coi thơ như một người bạn, một người thân và cũng là người thầy của chính mình. Viết không chỉ là nhu cầu bộc lộ cá nhân mà viết còn là cách để bà trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã cưu mang mình, đã giúp bà nhận ra bao điều tốt đẹp ngầm ẩn trong dòng mưu sinh vội vã. Nhân dịp tập thơ “Chuyện của rêu” của nhà thơ Trần Kim Anh mới xuất bản, BTV Anh Thư đã có cuộc trò chuyện với bà về những chuyến đi và viết tại vùng than Quảng Ninh. (Tiếng thơ 19/10/2016)

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 728

Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Ngày phát hành 16:33 | 31/12/2021

Lượt nghe: 555

Trải qua một năm với nhiều thử thách chung của đất nước và mỗi cá nhân con người, những tiếng thơ vẫn cất lên thiết tha, mãnh liệt lòng biết ơn với cuộc sống. Chúng ta cùng lắng lại cảm xúc để nghe các tác giả đoạt giải tự thể hiện những sáng tác gửi tới cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức. Cũng từ TP HCM, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên giãi bày cùng Tiếng thơ nguồn cảm hứng khởi sinh từ tâm thức lạc quan trong đại dịch Covid 19. Kết thúc chương trình và cũng là mở ra hi vọng mới, chùm thơ viết về sự khởi đầu của các nữ nhà thơ nổi tiếng như suối nguồn mát lành thanh lọc tâm hồn chúng ta vững vàng hành trình phía trước.

NSND Ứng Duy Thịnh - Vũ điệu cuộc đời

NSND Ứng Duy Thịnh - Vũ điệu cuộc đời

Ngày phát hành 10:23 | 4/1/2023

Lượt nghe: 285

Trong 16 tác giả, nghệ sĩ vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật lần này, có một nghệ sĩ đã ngoài 70; bước chân của ông đã đi khắp các mặt trận, chiến trường ác liệt nhất, đem lời ca điệu múa cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Ông cũng là tác giả của những kịch múa kinh điển đi cùng năm tháng như: Đất nước, Ngọn lửa, Trăng treo… Cống hiến của ông cho nghệ thuật nước nhà khiến bạn nghề nể trọng, công chúng yêu mến. Ông là Đại tá, NSND Ứng Duy Thịnh người được ví như cánh chim không mỏi của nền nghệ thuật múa Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 01/01/2023)

NSND Việt Thắng: Sân khấu cuộc đời

NSND Việt Thắng: Sân khấu cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020

Lượt nghe: 943

Hơn 40 năm gắn bó với sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam, những vai diễn của nghệ sĩ Việt Thắng luôn có sắc thái, đời sống riêng. Năm 2019, anh được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 10/7/2020)

NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời

NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2024

Lượt nghe: 516

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) mời Quý thính giả cảm nhận nội dung và không khí buổi giao lưu với chủ đề “NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời”. Đây là một hoạt động được Ban VHNT (VOV6) đứng ra tổ chức cách đây chưa lâu nhân sự kiện Nghệ sĩ Vũ Kim Dung, một nghệ sĩ từng công tác tại Ban Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam, được Nhà nước tặng danh hiệu NSND cao quý. Chương trình hi vọng là cầu nối thân tình tới các quý thính giả nhiều năm nay đã yêu mến, dõi theo Tiếng thơ và các giọng ngâm, giọng đọc thơ trên sóng Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị và các bạn cùng theo dõi:

Sân khấu là đam mê cuộc đời

Sân khấu là đam mê cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019

Lượt nghe: 700

Tên tuổi nhà viết kịch Lê Quý Hiền (Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2012) rất quen thuộc trong giới kịch nghệ. Ông là tác giả kịch bản của nhiều vở diễn nổi tiếng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong khán giả và đồng nghiệp như: “Vàng”; “Những người đi tiếp”; “Đi tìm điều không mất”; “Vai diễn giữa đời thường”; “Là ai”; “Những linh hồn thức”…(Câu chuyện nghệ thuật 19/3/2019)

Thơ miền Nam trước 1975: Cái tôi hòa hoãn với cuộc đời

Thơ miền Nam trước 1975: Cái tôi hòa hoãn với cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017

Lượt nghe: 1875

Theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang sống và làm việc tại Úc), thì chủ nghĩa cá nhân trong thơ mới đầy tự tin và tự hào, còn chủ nghĩa cá nhân trong sáng tác của các nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975 “phải chăng” hơn, "cái tôi" cá thể được hiểu như một cái riêng chứ không phải một cái khác, càng không phải là một cái gì lớn lao tuyệt đối. Nhà thơ không còn là “con chim đến từ núi lạ” (như trong thơ Xuân Diệu) mà chỉ là “Một con chim bói cá / Lặn tìm vuông đời mình” ( trong thơ Du Tử Lê), không còn đi những bước đi đặc dị: “Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân” (thơ Trần Huyền Trân) mà chỉ muốn hòa hoãn với cuộc đời: “Tôi bây giờ sống thu thân / Sống cam phận nhỏ chia phần an vui” (thơ Nhã Ca). (Tiếng thơ 25/10/2017)

Thơ Nôm Ức Trai với thế sự, cuộc đời

Thơ Nôm Ức Trai với thế sự, cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2020

Lượt nghe: 1139

Vốn là một nhà Nho, Nguyễn Trãi đề cao việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với gia đình, xã hội, với đạo nghĩa quân – thần. Ông gửi vào những áng thơ Nôm quan niệm, lối sống đầy đạo nhân với con người, với cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 20/2/2020)

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái: "Sân khấu-nơi đối thoại với cuộc đời"

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái:

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015

Lượt nghe: 1723

Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.

Trên đảo (P.2): Niềm tin ấm áp ở cuộc đời

Trên đảo (P.2): Niềm tin ấm áp ở cuộc đời

Ngày phát hành 14:42 | 7/12/2022

Lượt nghe: 157

Từ câu chuyện của một người đàn ông và một người phụ nữ lạc trên hoang đảo, người đàn ông thì rất mạnh mẽ về bản năng tính dục, người phụ nữ thì kiên quyết giữ mình, câu chuyện tiếp tục được mở ra với sự xuất hiện của hai nhân vật mới. Đó là bố con Thụy và Tâm, hai người cũng đã sống lâu năm trên đảo. Thụy mang trong lòng nỗi căm hận đàn bà bởi ông hai lần bị phản bội. Người vợ thứ hai trước khi trốn đi cùng nhân tình còn giết hại dã man đứa con riêng của ông với người vợ đầu. Thụy mất niềm tin vào đàn bà, thậm chí muốn tuyệt giao với xã hội nên đã dẫn đứa con ra đảo, hàng ngày sống bằng nghề săn bắn và chỉ tập trung hạ sát những con vật giống cái. Cuộc gặp gỡ của nhân vật xưng tôi với bố con Thụy đã giúp tôi và Vui trở về được đất liền, nhân vật xưng tôi muốn thay đổi những suy nghĩ cực đoan của ông Thụy về cuộc sống nhưng trong lần đầu gặp gỡ, anh chưa thể làm được việc đó. Xét cho cùng, mỗi con người sỉnh ra rồi lớn lên và trưởng thành, luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thế giới xung quanh, bởi môi trường sống của chính họ. Nhân vật tôi cũng không hẳn là một người xấu, nhưng bởi hoàn cảnh một nam một nữ sống cùng nhau trên hoang đảo mà Vui lại rất xinh đẹp nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thân xác cô. Nhân vật Thụy thoạt kỳ thủy cũng không phải là người có cái nhìn quá cay nghiệt với phụ nữ cũng như cuộc đời, chỉ vì những biến cố éo le xảy đến mới khiến ông trở thành như vậy. Thế nhưng, tuy hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và cảm xúc của mỗi người thì vẫn có những giá trị luôn luôn được xác lập một cách vững bền. Đó là mỗi con người không thể sống mãi với lòng căm hận, oán thù, họ nên biết cách dần cởi bỏ để có được sự thanh thản. Trẻ con cần phải được giáo dục, học hành. Mỗi con người không thể sống cô lập khép kín mà cần có sự tương tác với cộng đồng, xã hội. Cuộc sống cần hướng về tương lai, cần có một niềm tin về những điều tốt đẹp trong đời sống này. Đó là những gì mà nhân vật xưng tôi muốn đem đến cho Thụy trong lần trở lại tìm ông, nhưng trên đảo đã không còn ai, chỉ còn lại một nấm mộ bên chiếc lều nghiêng đổ. Một cái kết mở của tác phẩm mang lại nhiều dư âm và suy nghĩ khác nhau cho mỗi độc giả, song quan trong hơn cả, nó đã gieo vào mỗi người đọc một niềm tin ấm áp vào cuộc đời.

Triển lãm “Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”

Triển lãm “Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”

Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2019

Lượt nghe: 693

Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa của Việt Nam, Nga, Pháp, Mỹ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2019)

Truyện ngắn "Đất lạ": Hơi thở cuộc đời thấm mỗi câu văn

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2018

Lượt nghe: 1280

Sự xuất hiện của các tác phẩm: "Sóng biển rì rào" hay "Đất lạ" đã đưa tên tuổi Trương Anh Quốc đến gần hơn với công chúng và đặc biệt được các nhà văn đánh giá cao. Nhà văn Hồ Anh Thái cho rằng "Trương Anh Quốc có lối dẫn truyện độc đáo và nhiều bất ngờ, bất ngờ mà hợp lý, điều ấy bao giờ cũng đòi hỏi sự lành nghề văn chương. Hiếm có nhà văn ở ta viết được một tác phẩm đậm đặc chất viễn dương nguyên xi và hấp dẫn như thế". (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 09/7/2018)

Truyện ngắn "Hoa xương rồng nở muộn": Sóng gió cuộc đời

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2018

Lượt nghe: 1523

Cô học trò tên Huệ, được sự giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, nuôi dưỡng cho mình những ước mơ. Đóa xương rồng dù chỉ mọc bên bờ dậu vẫn không che dấu vẻ tươi tắn trẻ trung. Nhưng Huệ đã mắc một sai lầm không thể tha thứ, dựng lên câu chuyện yêu đương với thầy giáo. Từ đây, sóng gió nổi lên, cuốn em xô dạt vào những bến bờ xa lạ. Đóa xương rồng bị đâm bởi chính những chiếc gai của mình. Liệu Huệ có thoát ra được khỏi mớ bòng bong, làm lại cuộc đời? (Đọc truyện đêm khuya 10/09/2018)

Truyện ngắn "Thung mơ": Cuộc đời hai cha con người gác rừng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2016

Lượt nghe: 3536

Câu chuyện xúc động về cuộc đời lão Ngạc và cậu con nuôi tên là Lạc. Lão Ngạc vì mê đắm thú chơi chọi mi mà đánh mất hạnh phúc gia đình. Khi lão Ngạc tỉnh ngộ thì con trai đã bỏ đi, vợ đau buồn mà qua đời, lão chỉ con lại cái lồng chim với hai cóng chim quý. Cuộc đời thật trớ trêu khi lão Ngạc là người bảo vệ rừng còn anh con nuôi tên là Lạc lại trở thành người tiếp tay cho "lâm tặc". Nhưng sau một trận lũ quét, Lạc đã tỉnh ngộ và trở thành người gác rừng như cha nuôi của mình. Một câu chuyện nhân văn về ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người. (Đọc truyện đêm khuya 16/6/2016)

Tú Xương – Trước bản thân và cuộc đời

Tú Xương – Trước bản thân và cuộc đời

Ngày phát hành 15:42 | 5/8/2021

Lượt nghe: 1072

Mang tâm trạng của kẻ sĩ “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”, nhà thơ Tú Xương đã sáng tác những áng thơ Nôm giàu màu sắc hiện thực, phản ánh cái tôi cá nhân với những nỗi bức bối trước xã hội, thời đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào thái độ thẳng thắn của nhà thơ – công dân Tú Xương trước thực trạng, con người xã hội giao thời. Cũng từ đó, nhìn ra những đặc sắc và cả mặt trái của lối tư duy, lối sáng tác đi đến cực điểm trào phúng của ông Tú Thành Nam

Xuân Quỳnh, một nửa cuộc đời tôi

Xuân Quỳnh, một nửa cuộc đời tôi

Ngày phát hành 0:0 | 28/1/2019

Lượt nghe: 1021

Qua câu chuyện được kể từ người thân duy nhất gắn bó và gần gũi với nữ thi sĩ, hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về cuộc đời Xuân Quỳnh. (Điểm hẹn văn nghệ 26/01/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ